Điểm khác nhau giữa các thiết bị VoiP là gì?

Với ưu điểm lưu trữ dữ liệu lớn, đường truyền ổn định, ghi âm cuộc thoại, dễ truy xuất dữ liệu, dễ dàng mở rộng hệ thống khắp cả nước… tổng đài IP đang là một giải pháp tổng đài chuyên nghiệp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Vậy muốn lắp đặt tổng đài IP cần những thiết bị nào?

VoIP Gateway là gì?

VoIP gateway là thiết bị chuyển đổi tín hiệu điện thoại analog sang dạng IP để truyền trên mạng dữ liệu và ngược lại. Chúng được dùng trong 02 trường hợp cơ bản:

  1. Chuyển đổi các cuộc gọi trên đường dây PSTN/điện thoại sang VOIP/SIP:

Theo cách này, thiết bị Voice Gateway chuyển đổi tín hiệu từ Nhà cung cấp như VNPT, Viettel, FPT,… với các nguồn cung từ các CO, các trunk E1/T1/J1, Bri, SS7… vào hệ thống mạng dữ liệu bên trong doanh nghiệp.

2. Kết nối một hệ thống tổng đài PBX/Điện thoại truyền thống với mạng IP:

Theo cách này, thiết bị Voice Gateway chuyển đổi tín hiệu từ tổng đài Analog truyền thống PABX sang giao thức kiểu IP, cho phép gia tăng số lượng người sử dụng (thông qua phần mềm Softphone, thiết bị IP Phone, …), giảm chi phí đi dây, hoặc kết nối đa chi nhánh tổng đài qua mạng Internet, Wan/Man đến các chi nhánh khác.

Mô hình kết nối đa chi nhánh, quản lý tập trung về trung tâm

Điểm khác nhau giữa các thiết bị VoiP là gì?

Có 02 loại VoIP Gateway thông dụng

+ Dạng thiết bị Voice Gateway đặt bên ngoài PC (External):

* Đối với VoIP Gateway dạng FXO: một hướng kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ PSTN theo kiểu CO, E1/T1/J1, Bri, SS7…và một hướng kết nối với hệ thống mạng Lan/wan thông qua các port mạng RJ45. Người dùng cuối có thể sử dụng các phần mềm Softphone cài trên PC, Laptop,…hoặc các IP Phone gắn trực tiếp vào mạng Lan để kết nối thông thoại.
* Đối với dạng VoIP Gateway dạng FXS: sử dụng các điện thoại analog gắn vào các port RJ11 của các thiết bị Voice Gateway loại FXS. Tận dụng số lượng các thiết bị điện thoại Analog có sẳn của hệ thống.
Tổng đài điện thoại có thể sử dụng là tổng đài Ip hoặc dạng Softswitch cài trên PC Server.
Các thiết bị VoIP Gateway thường được dùng phổ biến của hãng AudioCodes, Patton, Sangoma, Grandstream, …vì các loại này chạy khá ổn định và tương thích với sự đa dạng của hệ thống PBX, IP-PBX và mạng doanh nghiệp.

+ Dạng thiết bị Voice Gateway gắn trong PC Server qua khe cắm ePCI, PCI, các thiết bị card này một hướng kết nối đến các nhà cung cấp dịch vụ PSTN cũng thông qua các kiểu CO,E1/T1 và một hướng bắt tay trực tiếp với các tổng đài Softswitch IP-PBX như Asterisk mã nguồn mở,… Các thiết bị loại card Asterisk này thường là card Sangoma, Digium, OpenVox, …

Điểm khác nhau giữa các thiết bị VoiP là gì?

Cần chọn những thiết bị nào cho hệ thống tổng đài IP phần cứng?

– Tổng đài điện thoại và điện thoại IP tương thích (có thể trang bị thêm tai nghe, dây fone)

– Bộ chuyển đổi Gateway

– Dây cáp để kết nối mạng Lan nội bộ với tổng đài

– Cài đặt hệ thống phần mềm Softphone trên máy tính

– Hệ thống mạng tốc độ cao (tốc độ mạng tỉ lệ thuận với tốc độ đường truyền cuộc gọi khi sử dụng tổng đài IP)

Những thiết bị không thể thiếu với tổng đài IP phần mềm (tổng đài hoạt động trên giao thức điện toán đám mây)
– Máy chủ: Đây chính là nơi lưu trữ, chỉ huy tất tần tật các hoạt động diễn ra của tổng đài IP trong toàn hệ thống. Khi bạn đăng kí dịch vụ tổng đài IP thì các đơn vị cung ứng sẽ cài đặt cho bạn phần này. Với dịch vụ tổng đài IP của Cloudfone thì bạn sẽ hoàn toàn được lựa chọn hệ thống máy chủ dựa trên ngân sách sẵn có và phù hợp với khối lượng công việc nhưng vẫn đảm bảo đủ các tính năng cần thiết của tổng đài IP như: gọi nội bộ miễn phí, xuất dữ liệu nhanh, tiếp nhận cuộc gọi không giới hạn…

Mô hình tổng đài IP điện toán đám mây giúp bạn kết nối dữ liệu thông qua mạng wifi

– Card lưu trữ thông tin để backup trong trường hợp máy chủ xảy ra sự cố

– Nâng cấp đường truyền vì hệ thống tổng đài VOIP phần mềm hoạt động nhờ đường truyền internet. Nhớ thường xuyên bảo trì hệ thống kết nối internet để chắc chắn tổng đài IP luôn hoạt động bình thường.

– Tận dụng điện thoại di động, máy tính,… để làm thiết bị nghe gọi, tiết kiệm chi phí sắm thêm phần cứng.